Đá nghệ thuật (Suiseki ) triển lãm tại Slovakia 2012.
Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012
Danh từ Suiseki phát âm tiếng Việt là “Sư sê ki”. Suiseki là một từ ngữ Nhật Bản với “Sui” nghĩa là “thủy” (nước). “Seki” là “thạch” (đá), là nghệ thuật thưởng ngoạn đá khi đá vẫn giử được điều kiện tự nhiên của chúng. Ở Việt Nam được hiểu là đá nghệ thuật, đá cảnh. Suiseki thường được trưng bày trên đế gỗ đã chạm khắc gọi là Dai hay Daiza hoặc khi chúng được trưng bày trên khay làm sứ hoặc đất nung có rải cát hay hạt mịn hoặc nước Suiban. Trải qua nhiều nước, tên của nghệ thuật này cũng có khác nhau. Tại Trung Hoa, suiseki được gọi là Gongshi (hay Qishi), đá hiếm hoặc Guaishi, đá lạ hoặc đá chế tác. Tại Triều tiên, suiseki đuợc gọi là Suseok, là đá vĩnh cửu. Ở phương Tây gọi là đá thưởng ngoạn (viewing stone). Còn ở Việt Nam suiseki được gọi là đá cảnh.
Nghệ thuật thưởng ngoạn đá bắt đầu từ hơn 1000 năm trước tại Trung Hoa, sau đó lan sang Triều Tiên, Nhật Bản, qua phương Tây trong vòng 100 năm trở lại đây và những nước khác trên thế giới. Ngày nay, Suiseki cũng giống như Bosai trở thành thú chơi toàn cầu. Các hiệp hội , câu lạc bộ Suiseki ngày càng xuất hiện nhiều trên toàn thế giới như tại Nhật có Nippon suiseki association, ở Châu âu có Italian association of Suiseki lovers… các cuộc thi thường được tổ chức bởi những tổ chức uy tín này.
Suiseki được giới thiệu sang Nhật trong Triều đại Nữ Hoàng nhiếp chính Suiko khoảng 600 năm sau Công nguyên như là món quà từ Hoàng đế Trung Hoa. Tại Nhật, vì đất chật người đông, họ đã tìm cách thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên qua cảnh vật thu nhỏ như Bonsai và Suiseki. Dân tộc này có biệt tài là thu dụng những cái hay, cái đẹp của nước ngoài, biến hóa thành của mình với những nét đặc trưng riêng mang nặng bản sắc văn hóa thiền định “Zen”.
Một số hình ảnh Suiseki tại triển lãm Slovakia 2012.
Một người phụ nự phương tây mặc áo dài Việt Nam khá duyên dáng.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét