NGHỆ THUẬT ZEN
Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012
Zengai là danh từ chung để chì những công trình hội họa và thư pháp của các trường phái Zen của Nhật từ năm 1600 cho đến ngày nay và càng ngày lại khai triển rộng thêm ra. Zengai không phải là những tác phẩm được sáng tác “vì tình yêu nghệ thuật” một cách thuần lý và cảm xúc bình thường của người nghệ sĩ hay theo “đơn đặt hàng” của những nhà quý tộc Nhật thích chuyện thời thượng. Trong thực chất, Zengai cũng một trong những phương thức tu tập, giáo huấn, hành trì, vì trong Zen, bất cứ hành động nào cũng hướng về tu tập. Trong hội họa chẳng hạn, những chủ đề được nêu lên là các thiền sư và những mẫu mực lớn trong quá khứ; phổ biến hơn cả là tái tạo những thi phẩm của trường phái Zen.
Trong thư pháp cũng thế. Khác biệt với hầu hết các hình thái khác trong nghệ thuật tôn giáo, ở đây, nét bút thể hiện sự táo bạo đầy ấn tượng và sự mãnh liệt biểu kiến, tạo cảm ứng bất ngờ và trực tiếp. Cảm ứng mang tính “dĩ tâm truyền tâm”. Một nghệ sĩ Zengai khi chuyển từ ý niệm của mình lên trên giấy vẽ thường diễn ra một cách tự nhiên, thanh thản, thoáng đạt, không chút gò bó. Tuy nhiên, trong đó, chứa bao nhiêu nội dung hành súc.
Thực chất của kinh nghiệm Zen được tinh cất trong những động tác của nét bút; sức mạnh của nhập định, chỉ hiển hiện trong vài ba nét. Tánh chất “Phản Lo-gich” tiềm ẩn trong những điều khó khăn nghệ thuật của Zen (Koan chẳng hạn) sẽ trở thành hữu hình, thấy được trong chuyển động như vũ điệu của thư pháp bằng những nét đại tự.
Trước tiên phải thấu hiểu nội dung trong nghệ thuật Zen. Trường phái Zen khác với phần lớn các hệ phái Phật Giáo truyền thống. Ở thời kỳ Phật Giáo được truyền bá khắp Á Ðông, tôn giáo nầy vốn được xây dựng trên nền tảng những nghi lễ cúng bái, sùng mộ đức Phật, Bồ Tát, có thể giúp những Phật tử thuần thành đi đến đốn ngộ hay tái sinh, theo cách hiểu của Mật Tông. Nhưng Zen thì khác. Zen không phải chỉ là sự áp dụng đơn thuần các nguyên lý của Phật Giáo nguyên thủy. Giáo huấn của trường phái Zen cho rằng: Những ham muốn và những tư duy duy lý chỉ là hảo huyền và làm lu mờ Phật tính sẵn có trong mỗi người. Mội các nhân có nhiệm vụ làm tĩnh thức bản chất đích thị của mình.
Một tu sĩ trường phái Zen phải chấp nhận một sự rèn luyện lâu dài, ngày đêm và nghiêm khắc, bao gồm nhiều năm thiền định trước khi đạt tới sự đốn ngộ. Ðiều nầy có thể được gây ra một cách đột ngột bởi một tiếng chuông, một cú roi, một tiếng thét.
Nghệ thuật Zen cũng là một phần quan trọng trong sự thực hành giáo lý Zen. Ðã từ hơn một ngàn năm nay, các thiền sư Trung Hoa, Nhật Bản đã sử dụng hội họa, thư pháp như là một phương tiện để tự rèn luyện: một vòng tròn (enzo) được vẽ vu vơ, mang tính ám thị nhiều hơn là ngôn từ để giải thích về Thiền. Những bức hoa Thiền bằng mực Tàu sẽ hỗ trợ cho việc Thiền định.
Các tu sĩ chi họa hoằn mới có được một dịp để rèn luyện về hội họa, tuy nhiên, những năm tháng dài rèn luyện thư pháp đã giúp họ có được tài hoa trong việc sử dụng cây bút và nét mực., diễn đạt một các phóng khoáng.. Hầu hết các đại thiền sư trường phái Zen đều thực hành thư pháp. Vì mỗi chửa Hán điều được biểu thị bởi một kiểu tượng hình riêng biệt; kho tàng chữ viết nầy bao gồm trên 50,000 chữ khác nhau, mỡi chữ được viết theo 5 kiểu. Sự phong phú bao la của những hình, những tượng, những đường nét, phong cách khác nhau nầy, cộng theo sự phối hợp nhịp nhàng của đường nét, tạo ra vô số tiềm năng nghệ thuật, nếu được rèn luyện hoàn chỉnh.
Ðộng tác cầm thỏi mực tàu, cho nước vào nghiêng, thư thái và kiên trì mài mực, tất cả những động tác nầy cũng đã giúp cho vị thiền sư có đủ thì giờ suy gẫm, trầm tư, trước khi hạ bút. Cây bút lông mềm mại được cầm trên các đầu ngón tay sẽ phản tác đối với từng cử động của ngon tay, cổ tay, khuỷu tay và vai. Tất cả cần lập luyện lâu dài. Thật khó thực hiện để sửa chữa, vì nét chữ lộ ngay trên giấy trắng. Chính nét vẽ được coi là biểu hiện trực tiếp của cá tính. Khả năng viết, khả năng vẽ, với sự trong sáng và mãnh liệt của tinh thần, trở thành công năng sáng tác của thiền sư.
Ðược du nhập vào đất Nhật từ thế kỷ thứ XIII, ngay từ đầu Zen được nhiệt liệt đón nhận. Trong thời điểm nầy, với sự nhạy cảm của giới trí thức và quý tộc đã tìm thấy trong nghệ thuật Zen những gì khoáng đạt, khác với kỷ luật nghiêm khắc của nghệ thuật giới Samourai. Nhưng đó là phản ứng ban đầu.
Hai trường phái Zen được du nhập: trường phái Soto (Tào Ðộng) và trường phái Rinzai (Lâm Tế). Giai đoạn đầu, trường phái Tào Ðộng có tầm quan trọng hơn ở đây, với nhiều chùa chiền được xây dựng nhiều nơi. Những tu sĩ Tào Ðộng chú trọng đến lợi ích của tọa Thiền, không gì khác hơn ngoài việc đó, cũng không phải chỉ nhằm mục đích đạt đến đốn ngộ.
Trường phái Lâm Tế ban đầu tập trung tại các thiền đường đô thị, chú trọng đến nhập định, nhằm chuẩn bị cho đốn ngộ bất ngờ. Trải qua nhiều thế kỷ, chính trường phái Lâm Tế đã cống hiến nhiều nhất cho các tu sĩ nghệ sĩ. Cũng khi đó Thiền Tào Ðộng cũng phát triển với nhiều thiền sư lỗi lạc.
Một trường phái thứ 3: Thiền Hoàng Bá (Obaku). Trường phái nầy du nhập Nhật vào những năm cuối thế kỷ XII. Trường phái nầy được truyền bá nhanh chóng, một phần là nhờ ở những giáo lý hỗn hợp tu nhận từ những giáo phái khác; mặt khác mnag đến những truyền thống nghệ thuật Trung Hoa đời Minh.
Dưới triều đại Muromachi (1392 – 1568), trường phái Zen đã chuyển qua một bước ngoặt, khác với tình hình tôn giáo Trung Quốc. Một số tăng sĩ dựa vào các Shôgun (Tướng quân), chứng tỏ là nội lực cần có cho một xã hội được xây dựng trên nền tảng các chiến binh lý tưởng, kỷ luật, trung thành, tuân thủ. Qua đó, các nguyên lý Zen ảnh hưởng đến giáo dục và chính trị. Do đó, văn hoá Zen của Nhật chuyển sang hình thức chuyên nghiệp hoá và tiêu chuẩn hoá.
Phật Giáo Nhật cũng phải trải qua nhiều thử nghiệm. Phần trước, có nhắc đến việc hoà hợp tôn giáo (Phật, Thần đạo, Khổng). Nay vào cuối thời đại Muromachi, 3 vị Tướng quân thay nhau cầm quyền, mà các hoạt động của họ dẫn tới sự tái thống nhất nước Nhật sau một thời hỗn độn, tranh bá đồ vương. Thời đại Momoyama (1568 – 1600) đã không làm gì để phát triển Phật Giáo. Vị tướng quân tiếp đó là Tokugawa Ieyasu (1542-1616) tuy là một Phật tử thuần thành, nhưng với ông, phải dựa trên giáo lý Khổng Giáo trong việc tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Ieyasu chuyển kinh đô từ Kyoto đến Edo (Tokyo ngày nay). Việc giáo dục con em các võ sĩ được giao phó cho những viên chức theo Khổng Giáo hơn là Phật Giáo. Các học giả Khổng Giáo trở thành chức sắc của chế độ Shogun. Thời đó, đạo Khổng Nhật tỏ ra hữu hiệu trong việc trị quốc, nhưng lại suy thoái trong hành trì tôn giáo.
Chính quyền của chế độ Tướng quân lo sợ những ảnh hưởng ngoại nhập của Cơ Ðốc Giáo, cho nên phải mượn ảnh hưởng của Khổng Giáo và cả Phật Giáo để chế ngự. Phải chăng đây là một lầm lẫn với các nhà tu hành? Những thay đổi mang tính chính trị đã giáng một đòn nặng nề đến Thiền tông. Xa dần những hoạt động mang ý nghĩa chính trị, các thiền sư quay trở về con đường tu tập. Thay vì bắt bược phải vẽ những bức tranh để trang trí tư thất cho các Shogun, họ cố tránh né, lui trở về thiền đường.
Một khi các nghệ sĩ Zen đã cất được gánh nặng phải cung phụng triều đình, trở về con đường chính yếu, thì một truyền thống mới ra đời: truyền thống Zenga. Và kể từ đó, Zen đích thực chọn con đường lý tưởng. Bài học nầy không chỉ giành cho Nhật.
Quan điểm nghệ thuật của Zenga
Thiền tông Nhật cho đến thế kỷ XV đã trải qua nhiều kinh nghiệm. Nghệ thuật Zenga, gián tiếp qua nét bút và mực viết, đã tạo sức mạnh tinh thần của thiền sư, trao truyền trực tiếp cho môn đò.
Giống như phần lớn các hình thái nghệ thuật châu Á, Zenga là một loại hình gợi lại quá khứ. Khi cầm cây cọ lên, các thiền sư lỗi lạc thời Edo đã thể hiện lại những truyền thống Zen từ xưa ở Trung Hoa và Nhật Bản. các hình mẫu về sự ngộ đạt của các vị chân tu trở thành chủ đề ưa thích. Ðiều nầy giải thích những kiểu dáng biểu đạt đức Bồ Ðề Ðạt Ma 9 năm diện bích. Nghệ thuật thời Edo của Phật Giáo mang tính giản dị, mạnh mẽ, bộc trực. Zenga là một phản ứng đối với những thay đổi xã hội diễn ra không ngừng của nước Nhật. Họ cố tránh né những chuyển động nhất thời: sự phát triển của đạo Khổng, những định chế ngày càng khắc nghiệt, đất nước bế quan toả cảng, hiện tượng gia tăng kinh tế thị trường, áp lực các thế lực Tây Phương.
Tách hẳn những biến động nầy, nghệ thuật Zen không những được tồn tại, mà lại còn nở rộ các thiền sư hướng nghệ thuật theo con đường chính của mình, tráng mọi ràng buộc thế nhân. Các thiền sư từ chối tham gia các nhóm, các hội, các hoạt động của chính quyền, chỉ dành những tác phẩm cho môn đồ tham bác, học hỏi.
Theo những thiền sư, hội họa và thư pháp có những tác động mạnh hơn là những bài pháp thoại. Thiền sư Hakun, một bậc thầy của thế kỷ XVIII, đã viết: “Nghệ thuật làm lộ những nét thoáng qua, nhưng lại phổ biến trong tâm hồn con người”. Zengai mang ý nghĩa đó. Các thiền sư thời đại Edo đã ra sức sáng tạo những công trình Zenga để các môn đồ của mình xem đó là những hình thái biểu tượng trong việc tu hành”.
Cũng trong thể thức nầy, cùng với sự phát triển của phương thức diễn đạt Zenga, có những chủ đề hội hoa khác xuất hiện. Một số đề tài về Thiền nhưng lại liên quan đến hình thức sinh hoạt của quần chúng. Các nghệ sĩ thiền sư còn ghi thêm một vài câu thơ ngắn, đồng thời triết lý Zanga lại kết hợp với tinh thần hài hước và tánh tự nhiên. Trong giai đoạn nầy, thư pháp được xem là phương tiện sáng tạo đầy đủ ý nghĩa nhất. Như thế hội họa và thư pháp đã giúp cho tăng nhân thấm nhuần tư tưởng nội tại của Zen, suy gẫm chủ đích của đề tài, ra sức suy gẫm như thực hành một Công án (Koan).
Hầu như ai đến Nhật Bản không thể không ngạc nhiên vì một quốc gia có nền công nghiệp nhất nhì trên thế giới, thường xuyên quốc tế hoá để mở rộng mọi giao lưu với bên ngoài, tuy nhiên, bên trong vẫn giữ được nền văn hoá lâu đời, đặc sắc, khó tìm thấy ở nước châu Á khác. Chẳng hạn ở Nhật, nhạc Jazz, Rap, Rock and Roll hay những dàn nhạc giao hưởng cổ điển Tây Phương tầm cỡ phát triển khá cao, trong khi đó, nền âm nhạc dân tộc vẫn tồn tại song song, không hề bị lấn át, đủ sức thu hút những người vốn yêu thích.
Trong những nghệ nhân hoạt động bảo tồn tuồng cổ Kabuki hay tuồng "Nô", một loại hình ca múa cung đình ở Nhật cũng đã có người được phong là "hạt ngọc sống của quốc gia" (Nigen Kokuhô) được xã hội tôn kính không kém một nhà bác học. Lãnh vực ẩm thực cũng vậy; bên cạnh những nhà hàng sang trọng, cũng có những cửa hàng ăn cổ kính không kém phần sang trọng, trang nhã kiểu Nhật bản với những khe suối róc rách, bình rượu Sake ấm cúng và thức ăn bày một lối bày biện thật hài hoà giữa màu sắc và hình dáng, giữa thiên nhiên và kiểu cách khó tìm thấy.
Một bình hoa trang trí theo lối Hoa Đạo, lối uống trà từ tốn để tịnh tâm của Trà Đạo và những nét chữ Hán bằng Thư Đạo, đã làm cho du khách nhẫn ngơ, thích thú, cảm thấy buổi ăn là một tận hưởng đầy đủ tính văn hoá và nghệ thuật. Nền văn hoá dân tộc làm cho họ tự hào, hãnh diện, không hề mặc cảm tự ti, cho thấy giá trị truyền thống dân tộc cao độ.
Khi bước vào một căn nhà của người Nhật khá giả, bạn sẽ gặp ngay vườn cây kiểng với hồ sơn thủy, hòn non bộ, những cây anh đào hay Bonsai xinh xắn. Vào nhà, chắc chắn bạn sẽ được mời cỡi giày để bước lên chiếu "tatami" đưa vào phòng khách với những cánh cưa ô vuông nho nhỏ, xinh xinh bằng gỗ dán giấy bồi trắng tinh (washi). Nhà càng sang trọng bao nhiêu thì cách trang hoàng càng thanh lịch bấy nhiêu: một bát sứ cổ để góc, tấm liễn viết một chữ Hán theo Thư Pháp trên tường, một chiếc bàn đơn sơ nhưng bằng gỗ quý, hai ba cái gối để khách và chủ cùng ngồi xuống chiếu uống trà, đàm luận thư thả, khác với cảnh tất bật, vội vã bên ngoài.
Nhật Bản là một đất nước hải đảo, có nền văn minh cổ xưa và họ cũng thường tự nào về truyền thống nầy. Khi mới du nhập nền văn minh Trung Hoa, người Nhật đã mô phỏng theo hai tông phái của các bậc thầy: Nam Tông và Bắc Tông. Tông phái miền Bắc là hiện thực, trung thành với thế giới hữu hình và màu sắc; trong khi đó, ngược lại tông phái miền Nam lại là lý tưởng, là ấn tượng, trong văn học và nghệ thuật cũng vậy; tông phái nầy tìm cách diễn tả tư tưởng hơn là hình thức, tính chất sâu sắc bên trong hơn là ngoại diện phù phiếm bên ngoài. Bắc tông dùng những màu sắc rực rỡ để diễn đạt thiên nhiên; trong khi đó thì Nam Tông thiên về đơn giản hơn chỉ dùng mực xạ hoà với nước; tông phái nầy chỉ tìm vẻ đẹp lý tưởng về tinh thần. Nhìn chung, tông phái miền Nam tự nhiên gần gũi với tinh thần chính thống của người Nhật hơn.
Nghệ thuật: Người Nhật thường nói đến các nghệ sĩ tiêu biểu đương thời, mà điển hình là ba anh em dòng họ Nakao: Noami, Geami và Soami. Trong diễn tả, họ thường để cho ngọn bút lông của mình tự do đưa đẩy theo những năng lực huyền bí trong tâm tưởng của mình. Họ khinh miệt hình thức, nhưng đồng thời cũng không lưu tâm với các màu sắc lẫn lộn khác. Do những đặc tính của thiên tài, họ đã lập ra một môn phái về hoa. Hoa trở thành một chất liệu cần thiết cho nghệ thuật. Sắc điệu của hoa thay đổi vô cùng.
Phật Giáo Nhật Bản thường cho rằng: chính đức Phật A Di Đà đã định ra chuyện đó. Nhưng hình của hoa thì có hạn, và điều nầy là một thuận lợi vì chính sự hữu hạn của hình thức đã xác định được ngôn ngữ của loài hoa. Và cũng kể từ đó, nghệ thuật Nhật Bản đã tìm cách để diễn tả đặc thù và tự phát triển bằng những phương tiện riêng của mình. Trong hội họa Nhật, người ta ngạc nhiên khi thấy nghệ thuật phối cảnh lạ lùng ở những họa phẩm thời xưa của người Nhật. Trong những tác phẩm đó, những đường nét phía trước thì ngắn; trái lại những đường nét phía sau thì lại dài hơn.
Chẳng hạn như khi thể hiện một khối vuông, thì mặt phía sau sẽ được vẽ lớn, còn mặt phía trước vẽ nhỏ hơn. Tại sao thế. Tại vì người Nhật luôn luôn quan tâm đến sự sâu sắc, vô hình. Trong khi người phương Tây chỉ quan tâm đến điều gì trông được, sờ được, người Nhật Bản chú trọng đến những gì họ không thể với tới được.
Một triết gia người Nhật, ông Syakaku trong quyển "Thẩm Mỹ Học Nhật Bản" đã cho rằng: Nghệ thuật chính là sự rung cảm, sự phập phồng nhịp nhàng theo vận tiết của vũ trụ". Ông viết: "Nếu một triết gia La Mã thường khởi đầu bằng hình học, triết gia Hy Lạp thông thạo số học, thì những bậc hiền triết Đông Phương (trong đó kể cả Nhật Bản) thì lại am tường đến các quy luật của "hình số tinh thần". Đó là môn "hình học không gian bốn chiều" được tính bằng "dịch số", dựa vào nguyên lý "tân nguyên". Nguyên lý không gian bốn chiều nầy là chìa khoá mở mọi cánh cửa của khoa học và nghệ thuật.
Về phương diện thi ca của Nhật cũng thế! Những bài thơ hay nhất ở phương Tây đều do các kết cấu chữ, người ta tìm cách trau chuốt chữ nghĩa; người Nhật khi thưởng thức thi ca nầy cảm thấy như thiếu một cái gì, cố tìm một thứ sinh chất cần cho sự sống. Đối lại, thi ca Nhật Bản không khi nào được hiểu thấu đáo ở ngoài quê hương người Nhật.
Việc phiên dịch ra tiếng nước ngoài đã gây ra tai hại cho một bài thơ Nhật. Nhưng nếu đã dịch, mà còn lặp lại hoàn toàn, thay vì phô mặt tinh thần, lại chỉ bày sự có mặt của vật chất, thì tai hại biết bao! Trong khi thi ca Tây Phương nhằm mục đích cho thấy cõi đời không đến nỗi nhỏ mọn, xấu xa như người ta tưởng, thì thi ca Nhật Bản triệt để mong muốn giải thoát chúng ta ra khỏi thế gian trần tục.
Chỉ vỏn vẹn có mấy chữ như trong thơ Haiku (17 âm tiết hay 31 âm tiết), một bài thơ Nhật muốn nhắc ta nhớ lại nhịp rung động của vũ trụ vô hình mà chúng ta thường quên; thi ca Nhật cũng gợi cho tâm hồn nỗi niềm tưởng nhớ một quê hương vô hình. Như thế, khi thưởng thức, không thể nào tách riêng những câu hay trong một bài thơ Nhật, vì vẻ đẹp của câu thơ riêng biệt sẽ là vẻ đẹp vật chất, vẻ đẹp trần tục, vẻ đẹp tầm thường.
Cả đến những người từng dịch thơ văn Nhật Bản ra tiếng nước ngoài cũng không biết rằng chưa có ai trong họ thành công bao giờ khi chuyển ngữ cả! Chẳng hạn như khi họ dịch chữ "Mizu" là "nước", chữ "Toku" là "đức hạnh", mà chẳng nói thêm được điều gì. Đối với các nhà thơ Tây Phương, "nước" là chất đẹp lóng lánh muôn màu, gợn sóng... nhưng đối với người Nhật, nước là gương mẫu cho mọi đức hạnh của con người. Nước rất khiêm tốn, khi nào cũng ở dưới thấp. Với người Nhật, nước tiêu biểu cho sự vâng lời, an phận, nước theo hình dáng của vật chứa nó.
Nhưng kỳ thật, nước lại là nguồn sinh lực cho mọi thứ: cầm thú, cỏ cây sống nhờ nước. Nước cũng có khả năng xoi mòn những thứ cứng như sắt đá, lửa nước cũng không sợ. Đại loại là thế!
Tình yêu: Chuyện kể như vầy: Ngày xưa, ở Nhật có một nhà quý tộc trẻ tuổi, thông minh, cực kỳ giàu có. Chàng ta có rất nhiều đồ cổ quý giá, do Thiên Hoàng và các nhà vọng tộc ban tặng. Chính vì thế, chàng ta xem những thứ đồ nầy còn quý hơn sinh mạng của mình. Chàng tuyên bố: "Người nào làm vỡ một chiếc độc bình sẽ bị mất đầu!" Ngày nọ, người ái thiếp của chàng muốn thử tình yêu của đức lang quân, bèn đem một chiếc độc bình ra đập vỡ tan tành. Chàng không hề nói một tiếng. Nhưng đến khi nàng cho biết nỗi lo sợ chồng quý trọng chiếc bình hơn yêu thương vợ. Cách hiểu nầy đã khiến cho chàng ta chán nản vô cùng. - Tại sao người vợ đầu ấp tay gối lại quá hèn mọn để có thể nghĩ rằng chồng mình tha thiết đến các đồ vật xưa về mặt vật chất? Đáng thương thay! Nhà quý tộc nầy lần lượt đem hết bảo vật đập vỡ từ chiếc nọ đến chiếc kia cho đến khi không còn lại một bảo vật nào nữa trườc đôi mắt kinh ngạc của người vợ. Sau đó, rút kiếm chém luôn đầu nàng.
Câu chuyện trên đây khiến cho nhiều người suy gẫm đến ý nghĩa sâu sắc hàm chứa bên trong. Tình yêu của người Nhật là như thế. Tình yêu của họ không phải là tình yêu vật chất. Qua nhiều thế kỷ, người Nhật tin chắc rằng sự khinh thường đó là dấu hiệu của sự cao cả, triết lý, tư duy. Trong thực tế, rất khó giải thích tình yêu của người Nhật gồm có những gì? Chẳng hạn tình yêu hoa lá của người Nhật, không giống tình yêu kiểu Tây Phương. Ở Âu Châu, không có ai yêu hoa đến say đắm như người Nhật cả.
Có người cãi "Người ta vẫn yêu thú vật đấy chứ". Đúng, người ta vẫn bảo vệ thú vật, chống mọi ngược đãi chúng, nhưng, thật ra, đó chỉ là một sự tính toán. Nếu hành hạ thú vật, chúng sẽ làm việc ít đi, nay trở nên hung hiểm, thú vật đói sẽ kêu la trong các đường phố, làm rầy tai khách bộ hành. Lòng tốt ấy là lòng tốt có tính toán. Bất cứ ai ý thức về quyền lợi riêng tư cũng đều có "lòng tốt" như vậy cả. Hãy hiểu về từ ngữ yêu. Người Nhật là những chuyên gia về những gì liên quan đến tinh thần. Vì vậy, cũng đừng ngạc nhiên khi thấy có quá nhiều từ để diễn tả tình yêu.
Không một nước nào trên thế giới có nhiều giống hoa như ở Nhật. Không phải do kỹ nghệ hay do khí hậu thiên nhiên. Điều quan trọng là từ những thời xa xưa, người Nhật Bản trong mọi thành phần đã tập yêu những loải hoa hèn mọn, những loài hoa xấu số, những hoa mọc bên đường bị khách bộ hành giẫm lên, nhưng hoa mà người lái đò lấy mái chèo đánh vẹt lên qua một bên vì cản trở lưu thông trên mặt nước. Không một loài hoa nào, không một giống lá nào mà người Nhật không khám phá ra vẻ đẹp của riêng nó cả. Ngay cả những cây cỏ tầm thường nhất cũng có được một cái tên.
Tuy nhiên, có tên riêng không vẫn là chưa đủ; mỗi loài cây, cũng như người và kể cả các đấng Thần linh, cón có một lô "bí danh", "biệt danh", tên gọi trong thơ văn, tên gọi trào phúng hay tên đáng tôn kính. Vả lại, càng tập cách yêu hoa như người Nhật, người ta càng nhận thấy rằng đây không chỉ là một nghệ thuật đơn thuần và càng không phải là nghệ thuật trang trí.
Muốn chơi hoa, trước hết phải biết thực vật học, vật lý học, hóa học, sử học, địa lý và cả y học nữa. Chỉ khi nào thấu triệt các khoa học nầy, người ta mới có thể trở thành một bậc thầy về hoa.
(a) Trước tiên là thực vật học. Phải nghiên cứu cách thức dinh dưỡng của các loài cỏ li ti cũng như của các cây cao lớn; phải am tường cách chăm bón và biết cách gây những giống cây mới. Người chơi hoa Tây Phương thì không dạy một tý gì về vấn đề nầy cho người chơi hoa. Hơn nghìn năm nay, những người làm vườn Nhật Bản đã biến cải những giống cây hoang dại đến độ người ta đã không còn nhận ra chúng nữa.
(b) Thứ nhì, phải là một nhà hoá học; đúng hơn, là một nhà luyên kim. Phải biết nên pha vào đất chất gì có cánh hoa nhỏ lại, đồng thời làm cho hoa tăng thêm vẻ đẹp mỹ miều. Phải biết dùng cách bón làm cho hoa Adisai dần dà ngả sang màu xanh. Tại sao có thể dùng cây Chua Me đất (Katabami) để đánh gương soi bằng bạc?
Rất nhiều vấn đề đã được giải quyết từ xa xưa. Phải là một nhà nghiên cứu am tường mới giải thích được tại sao chỉ trong một loại cây như cây hoa Hosenka (Phụng tiên, Móng tay, Nắc nẻ, Chân đèn) lại chứa đủ các loại cần thiết để làm tăng vẻ đẹp của người phụ nữ: một thứ sơn móng tay tốt nhất, một thứ kem xoa tay tuyệt hảo, một thứ thuốc nhuộm tóc thượng phẩm, một thứ son môi màu đỏ thật tươi thắm chưa từng có!
Phải mang tâm hồn thoáng đạt mới hiểu giá trị đó!
Các trường phái hội họa
Cho đến nay, với những thành quả của Nhật, những sắc thái đặc thù văn hoá Nhật, sách báo Tây phương mới thi nhau viết về các ngành nghệ thuật của đất Phù Tang. Cũng như nghệ thuật của người châu Phi đen, mãi đợi đến những công trình sáng tạo tại đây, thì người thưởng ngoạn mới có được cái nhìn đúng vị trí của nó trong nghệ thuật thế giới. Nghệ thuật Nhật Bản cũng tương tự thế. Gaugin, Van Gogh, Toulouse – Lautrec... lưu tâm đến những nét độc đáp của nền nghệ thuật nầy. Hay những sách của D. T. Suziki đã khiến đông đảo dân Tây Phương hướng về Nhật.
Thực ra, nghệ thuật Nhật có một lịch sử lâu đời. Kể từ thế kỷ VI, những tranh Phật từ Triều Tiên và Trung Hoa mang đến cùng lúc với du nhập Phật Giáo. Sau đó các thiền sư Nhật dùng nghệ thuật để chuyên tải giáo lý. Trong giai đoạn sơ khai, những họa phẩm bản địa Nhật còn dựa theo mẫu mực Trung Hoa, nhưng họ đã nhanh chóng tạo phong cách riêng cho mình. Thanh thử, càng ngày, hội họa Nhật đã mang nhiều hình thức đa dạng.
Các nhà phê bình nghệ thuật Nhật thường nói đến 2 phong cách: Kara-e và Yamato-e.
Về phong cách Kara-e: Giai đoạn đầu nầy vẫn còn chịu ảnh hưởng hội họa Trung Quốc. Ða phần là những tranh liên quan đến đạo Phật; có những trường phái riêng, như trường phái Sesshu, trường phái Nanga. Nhưng cả hai dần dà muốn thoát ảnh hưởng Trung Quốc. Những tranh nổi tiếng tại ngôi chùa Horyuji còn được bảo lưu cho đến nay tiêu biểu cho nghệ thuật nầy.
Về phong cách Yamato-e: Ðến giai đoạn nầy thì nghệ thuật hội họa Nhật thoát ly hoàn toàn ảnh hưởng ngoại nhập. Họ tự tạo sắc thái riêng. Cả trong lý luận nghệ thuật cũng nêu các tiêu chuẩn văn hoá bản địa. Ðó là những “cuộn tranh e-maki” thể hiện trên những tấm pa-nô, bình phong cửa lòn. những trường phái chính là: trường phái Tosa, trường phái Kano, trường phái Korin. Ðặc sắc nhất là những ấn bản Nishiki-e của trường phái Ukiyo-e. Những nhà danh hoạ thế kỷ VII và VIII phải kể đến: Utamaro, Hokusai, Sharaku.
Trường phái Yamato-e
Ðây là một trào lưu nghệ thuật có phong cách thuần túy Nhật sau những đột phá vững chắc. Giai đoạn đầu, vẫn là hội họa cung cấp cho cung đình, quý tộc và trong tế lễ. Những đại danh họa mở đầu cho phong cách nầy phải kể: Kose No Kanaoka và Kose No Omi. Vào triều đại Heian, triều đình cho thiết lập những xưởng vẽ tại cung đình (thế kỷ X).
Những tranh vẽ thời nầy thực hiện trên những pa-nô lớn, những bình phong cảnh vật trang trí, những vách lùa, những cuộn tranh ngang... Ða phần có những nét thanh thoát, hài hoà, tế nhị, được giới thưởng ngoạn không ngớt ca ngợi. Cũng dựa vào những tranh nầy, nhiều văn sĩ Nhật viết thành truyện. Hay ngược trở lại, tranh vẽ thực hiện theo nội dung những truyện cổ. Một khi đề tài cung đình đã cạn kiệt, họ được phép quay về tranh “thế tục”. đaq0c biệt là loại truyện kể “Monogatari” có nội dung trình bày những nét sinh họat dân gian và những phong tục, tập quán cổ truyền...
Có hai thể tài chủ đạo: thể tài tôn giáo và thể tài truyện cổ. Về thể tài tôn giáo khá đa dạng; tiêu biểu nhất là những tranh Phật tại hùa cổ Byodo-in, mà còn được bảo lưu cho đến ngày nay. Còn thể tài truyện cổ dựa vào “Cổ Sự Ký” và “Nhật Bản Ký” hay “Vạn diệp hoa”. Bức tranh nổi tiếng nhất còn lưu lại đến nay là “Truyện núi Shigi” (Shigisan – engi), thể hiện một khía cạnh sinh hoạt giữa giới quý tộc và giới bình dân, dưới góc độ biếm hoạ rất sinh động.
Vào đầu thế kỷ XII, triều đình đã mở ra trường hội họa Kasuga, để đào tạo những họa sĩ trong giới hoàng tộc và quý tộc của dòng họ Fujiwara; đến thế kỷ XIII, lại có thêm trường dạy hội họa Tosa của trường phái Yamato-e, cũng kiến tạo trong kinh đô.
Nhưng về sau, vào thời đại Kamakura, thì trường phái Yamato-e đã không còn được ưa chuộng, suy thoái dần.
Trường phái Kano (Thế kỷ XV – XVII)
Trường phái nầy là sự tiếp nối có chọn lọc của trường phái cũ Yamato-e, đã gạt bỏ hoàn toàn những ảnh hưởng hội hoạ của Trung Quốc và Triều Tiên.
Trường phái nầy được thành lập do họa sư Kano Masanobu (1434 – 1530) và người con trai trưởng của ông là Kano Motonobu (1467 – 1559), được thành lập chính thức vào những năm cuối thế kỷ XV trong thời đại Muromachi. Dưới thời đại Tokygawa (1615 – 1868), trường phái nầy được triều đình công nhận chính thức và ra sức bảo trợ, cho nên được tổ chức có hệ thống. Do đó, mục đích chính cũng vẫn là cung ứng họa phẩm trang trí cho cung đình.
Masanobu có nhiều biệt tài về điêu khắc, đồ họa, kiến trúc, là họa sĩ thế tục đầu tiên được giao phó trách nhiệm chỉ đạo những xưởng vẽ của dòng họ Ashikaga. Người con của ông, Motonobu lại có nhiều sáng kiến, đã biết kết hợp kỹ thuật Sumi-e (Mặc họa) Trung Hoa với những màu sắc rực rỡ thừa kế thành tựu của kỹ thuật Yamato-e của thời kỳ Heian.
Những họa sĩ tham gia trong trường phái nầy đều là người thế tục. Ở những vị trí xã hội được ưu đãi, họ được các lãnh chúa (Shogun) giao phó trách nhiệm về việc trang trí những cung điện triều đình, cũng như những lâu đài riêng cho giai cấp nầy. Cũng theo chiều hướng và nhu cầu nầy, các họa sĩ của trường phái Kano hướng về khuynh hướng trang trí hơn là sáng tạo, hiện thực.
Những hoạ sĩ Kano khai thác những thể tài sâu sắc và dí dỏm trong dân gian, cho nên được quảng đại quần chúng ưa chuộng. Cũng đồng thời, kỹ thuật in ấn bằng tay (thủ ấn) được thịnh hành, cho nên họa sĩ Kano hướng về những nét đơn giản, để tiện in ấn, phổ biến sâu rộng.
Một đường hướng khác của trường phái nầy là những tác phẩm dùng trong tế lễ dân gian, với nhiều màu sắc khác nhau. Vào cuối thế kỷ XVI, họa sĩ Kano Eitoku (1543 – 1590) được xem là họa sư hàng đầu của trường phái nầy. Sau khi thực hiện thành công hai bức bình phong về thành Kyoyo do vị Shogun là Oda Nobunaga đặt vẽ vào năm 1576, ông lại được giao phó trang trí toàn thể toà lâu đài Azuchi. 12 năm sau đó, vị Shogun mới là Hideyoshi giao cho ông trang trí những cửa trượt của toà lâu đài Jururaku; ông lại tiếp tục việc trang trí cho toà lâu đài Hoà Bình ở Momoyama.
Ông cũng đào tạo một số họa sĩ tài danh kế thừa. Nhìn chung, tất cả những nội dung trang trí, rất ít tranh được gán cho ông (vì không ký tên), tuy nhiên, trong mọi thời đại về sau đó, ông là bậc thầy về trang trí bình phong.
Về thời đó, trang trí bình phong của mọi công trình xây cất là thời thượng của giới thượng lưu.
Hội họa Nhật thay đổi không ngừng qua các triều đại; một phần do tiến bộ tư duy thời đại; phần khác do ảnh hưởng ngoại lai, mà nước Nhật vốn là quần đảo nên tiếp tục nguồn ngoại nhập liên tục.
Thiền Tông du nhập
Thiền tông là một tông phái Phật Giáo Nhật Bản. Thiền bắt nguồn từ từ Phạt Thích Ca, rồi được Tổ Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) con trai của vua Chi Cương thuộc dòng Sát Dế Lợi, nước Quốc Hương, nam Thiên Trúc, vùng cao nguyên Decan, miền Nam Ấn Độ. Ngài là vị Tổ sư Thiền tông đời thứ 28 của Ấn Độ. Năm 480, vâng lời Thầy, Ngài đến Trung Hoa để truyền bá pháp môn Thiền.
Ở Trung Hoa, lúc đầu Thiền chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Lão và đạo Khổng. Thiền chỉ độc lập và nổi tiếng từ thế kỷ thứ VII và đã trở thành một tông phái chính cho tới ngày nay tại Trung Hoa. Thiền được giới thiệu đến Nhật Bản vào khoảng thế kỷ thứ IX từ Trung Hoa qua hai Thiền phái Lâm Tế và Tào Động, cả hai phái nầy đều ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của Lục Tổ Huệ Năng ở thế kỷ VIII.
Hiện nay ở Nhật có 3 Thiền phái như sau:
Thiền Lâm Tế (Rinzai Sect)
Dòng Thiền nầy do công khai sáng của Thiền sư người Nhật – Vinh Tây (Eisai -1141 - 1215). Ngài xuất gia từ năm 13 tuởi ở chùa An Dưỡng (Annyo) ở Kibitsu). Ngài đã tìm đường đến Trung Hoa để học đạo trong hai lần vào những năm 1168 và 1187. Lần sau cùng Ngài về đến Nhật vào năm 1191 và kiến tạo ngôi chùa Shofuku ở Hakata. Ngôi chùa nầy được xem là Thiền viện đầu tiên trên đất nước nầy.
Năm 1215, triều đình Nhật xây dựng chùa Kiến Nhân (Kennin -ji) tại Kyoto, Ngài được thỉnh về làm chứng minh đạo sư cho ngôi già lam nầy. Ngài cũng được xem là người có công trong văn hoá Trà Đạo tại Nhật.
Ngài đã mang giống trà từ Trung Hoa về trồng tại Nhật. Vị Thiền sư nổi tiếng của Thiền Phái nầy về sau là ngài Bạch Ẩn (Hakui Ekaku - 1685 - 1786) với những tác phẩm nổi tiếng. Ngày nay ở Nhật có 14 chi phái thuộc dòng Thiền nầy tuy không hợp nhất về tổ chức, nhưng vẫn đeo đuổi lý tưởng ban đầu của Tổ sư Vĩnh Tây.
Thiền Tào Động (Soto Sect)
Thiền Tào Động là một trong năm Thiền phái chính của Trung Quốcvà là một trong 13 tông phái cính của Phật Giáo Nhật Bản. đây là một Thiền phái kiểu mẫu như để so sánh với Thiền Lâm tế, cuối cùng nó dường như phổ biến hơn nhưng hơi khác ở Nhật. Thiền Tào Động được Thiền sư Đạo Nguyên (Dogen - 1200 - 1253) khai sáng. Đạo Nguyên vốn là đệ tử của Ngài Vĩnh Tây, sau đó ông sang Frung Hoa du học và trở về Nhật Bản xây dựng Thiền phái nầy.
Người kế thừa và phát triển sâu rộng thêm dòng Thiền phái nầy là Thiền sư Suzuki Shogan (1579 - 1653). Hiện nay ngôi chùa già lam chính của Thiền phái nầy là chùa Tổg Trì (Soji-ji) ở Yokohama do Thiền sư Hành Cơ (Gyogi 666 - 749) tạo dựng năm 1321.
Thiền Hoàng Bá (Obaku Sect)
Đây là Thiền phái thứ ba của người Nhật, có tầm ảnh hưởng ít hơn hai Thiền phái kể trên, do Thiền sư người Trung Hoa Ẩn Nguyên (Yin Yuan 1592 - 1673) khai sáng. Sau nhiều năm tu học tại quê nhà, ông sang Nhật Bản để hoằng pháp vào năm 1654 và tiến hành thành lập Thiền phái nầy tại chùa Vạn Phước (Mampuku-ji) ở tỉnh Yamato. ông đã được Nhật Hoàng ban cho danh hiệu Quốc Sư (Daik Fusho Kokushi) ông đã lưu lại nhiều tác phẩm Phật học giá trị. Hiện nay có hơn 600 ngôi chùa là chi nhánh của Thiền phái nầy.
Nhìn chung lại cả 3 Thiền phái trên đã phát triển mãnh tại Nhật và có tầm ảnh hưởng câu rộng trong đời sống tâm linh của người Nhật.
Cả ba đều có nhiều trường đại học, nhà xuất bản kinh sách riêng, cơ quan từ thiện, xã hội... Không những thế. Thiền đã ăn sâu vào tiềm thức của người Nhật: Trà đạo, Nghê thuật cắm Hoa, nghệ thuật Suiseki, Hoa đạo, Thư pháp... Một trong những ảnh hưởng lớn với nền văn hoá nầy là Thiền Tông.
Văn hoá Nhật thấn nhuầm tinh thần Tiền Tông trong nhiều lãnh vực: thi ca, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, sân khấu, đình viên cho đến trà đạo, hoa đạo, võ đạo. Không những ảnh hưởng đến nghệ thuật, Thiền còn đi vào đời sống thường ngày của người dân Nhật trong ẩm thực, nghỉ ngơi và cả trong kinh doanh. Đã không sai lầm khi nói rằng Thiền đã trở thành sinh mệnh và cốt tủy của nền văn hoá Nhật. Nhiều quốc gia cũng chịu ảnh hưởng Thiền Tông, nhưng không nơi nào thấm nhuần đến mức độ sâu sắc và bền vững như nền văn hoá nước nầy.
So với các quốc gia vùng Đông Á, Thiền Tông du nhập Nhật khá muộn màng. Phật Giáo tuy đã có mặt tại Nhật từ thế kỷ thứ VI, qua sự truyền nhập của Trung Quốc và Triều Tiên, nhưng Thiền Tông chỉ được xác lập ở Nhật từ thế kỷ XII.
Thiền là một tông phái Phật Giáo, với đường lối tu luyện thân tâm nhằm đạt đến giác ngộ. Thiền được xem là kết tinh của những gì huyền diệu nhất của Phật Giáo Đại Thừa. Những cũng có thể xem là sự kết hợp tài hoa của tư tưởng Ấn Độ và các nền văn hoá Viễn Đông, mà nổi bậc nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. "Mục tiêu của Thiền dĩ nhiên là để kiến tánh và chứng ngộ, nhưng đó không phải là nơi an trụ cuối cùng. Trên quan điểm chứng ngộ, chân lý là bình thường, không có gì đặc biệt. Liễu xanh, hoa thắm, lửa nóng và gió luôn luôn thổi... Nơi an trụ cuối cùng của Thiền, mạch sống của Phật Giáo chính là "Thiền trong hoạt động" không lạc ra ngoài sinh hoạt tự nhiên của đời sống bình thường hàng ngày. Như vậy, dù không để ý đến ngày và đêm, chúng ta sống trong Phật pháp và áp dụng nó. Vậy thì cần gì phải giác ngộ và tu tập? "Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền".
Nhưng không phải thế! Nước đã đun sôi và sau đó để nguội chắc chắn phải khác với nước thường, mặc dù cả hai thứ đều nguội. Phải có sự khác biệt giữa một thường nhân và một môn đệ đã trải qua công phu tu luyện lâudài. Nếu không thế, tu tập thiền định chỉ là vô dụng..." (Takashina Rosen).
KIÊM ĐẠT
KIÊM ĐẠT
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét